Có nên thờ Quan Công chung với Quan Âm không? Giải đáp A-Z

Có nên thờ Quan Công chung với Quan Âm không? Giải đáp A-Z

Có nên thờ Quan Công chung với Quan Âm không” - đây là thắc mắc của không ít người. Bởi đây đều là biểu tượng của sự bình an, may mắn, nên nhiều gia chủ muốn thờ cúng tại nhà. Trong bài viết này, hãy cùng Siêu Thị Phật Giáo Hiền Thủy trả lời xem có nên thờ Quan Công chung với Phật không nhé!

Có nên thờ Quan Công chung với Quan Âm không?

Không có một đáp án chính xác nhất cho câu hỏi này, mà hiện tại vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Có 2 luồng quan điểm chủ đạo như sau:

  • Không nên thờ chung Quan Công và Quan Âm: Bởi như vậy là phạm phong thủy. Trong quan điểm phong thủy, việc thờ cúng phải tuân theo thứ bậc, không thờ chung nhiều vị thần trên cùng một bàn thờ. Hơn nữa, điều này còn khiến bàn thờ trở nên rối rắm, mất đi sự tôn nghiêm vốn có. 

  • Có thể thờ chung Quan Công và Phật: Ngược lại, có người cho rằng, đây đều là những vị thần linh giúp đỡ cho con người hướng tới sự bình an, hóa giải muộn phiền. Vì vậy nên gia chủ có thể thờ chung Quan Công và Phật trên cùng một bàn thờ. 

Tuy nhiên, mặt bằng chung thì hiếm người thờ chung Quan Âm và Quan Công trên một bàn thờ. Vì Phật là đấng thần linh tối cao, phổ độ chúng sinh. Còn Quan Công có thứ bậc thấp hơn Quan Công, chỉ là một vị thần nên khó thờ chung trên một ban. Thay vào đó, gia chủ có thể đặt tượng Quan Công ở một số vị trí khác trong căn nhà như phòng khách, phòng làm việc,...

Có nên thờ chung Quan Công với Phật Quan Âm

Có nhiều quan điểm khác nhau cho câu hỏi có nền thờ chung Quan Công và Quan Âm hay không

Ý nghĩa của việc thờ Quan Công

Quan Công chính là Quan Vũ, một vị tướng xuất hiện trong tác phẩm nổi tiếng Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông đã góp công lập nên nhà Thục Hán, được miêu tả là một người rất trượng nghĩa, dũng cảm, hào hiệp nhưng vô cùng giản dị. 

Trong phong thủy, tượng Quan Công có ý nghĩa trấn yêu trừ tà, xua đuổi tà mà, vận khí xấu và thu hút sự may mắn, bình yên cho gia đình. Tuy nhiên, mỗi mẫu tượng Quan Công sẽ mang lại những ý nghĩa khác nhau:

  • Tượng Quan Công cưỡi ngựa - Thể hiện vẻ oai phong, lẫm liệt, có ý nghĩa là trấn yêu, trừ tà, ngoài ra còn mang hàm ý sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

  • Tượng Quan Công chống đao - Thể hiện sự mạnh mẽ, không khuất phục, thường được đặt trong nhà người làm chủ, làm lãnh đạo, kinh doanh,...

  • Tượng Quan Công đọc sách - Thể hiện sự chính trực, kiên cường, giúp gia chủ thu hút sự may mắn, thăng tiến trong công việc.

Ý nghĩa thờ tượng Quan Công

Tượng Quan Công cưỡi ngựa là biểu tượng của sự dũng mãnh

Cách thờ cúng Quan Công chuẩn phong thủy

Ai nên thờ tượng Quan Công?

Tượng Quan Công theo ngũ hành thì thuộc hành Mộc, vì vậy sẽ phù hợp với mệnh Hỏa (Mộc sinh Hỏa). Còn theo thuyết Âm Dương, người tuổi Tuất, Ngọ, Thìn cũng sẽ phù hợp để thờ vị thần này. Ngược lại, những tuổi kỵ Quan Công là mệnh Thổ và tuổi Thân. 

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chỉ có gia chủ tuổi trên mới có thể thờ Quan Công. Những người tuổi kỵ hoặc tuổi khác thì vẫn có thể thờ cúng, nhưng chỉ dành cho gia chủ là nam giới và trên 25 tuổi thì mới có thể rước Ngài về. 

Ai nên thờ tượng Quan Công

Theo thuyết ngũ hành thì người mệnh Hỏa nên thờ tượng Quan Công

Cách đặt tượng Quan Công chuẩn

Bàn thờ, tượng Quan Công nên đặt vị trí cao, mọi người phải ngước nhìn để thể hiện đúng tính chất oai phong, lẫm liệt của vị thần này. Đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà cũng là một ý tưởng không tồi vì tầm nhìn bao quát này giúp gia đạo được bảo vệ tốt hơn. Tuyệt đối không được đặt tượng Quan Công ở những không gian thiếu sự tôn nghiêm như nhà bếp, phòng ngủ, gần nhà vệ sinh,...

Hướng đặt tượng Quan Công nên quay thẳng ra cửa, hoặc quay mặt về các hướng xấu của gia chủ, hướng có nhiều vị trí Sát tinh như Họa Hại, Lục Sát, Tuyệt Mệnh,... Điều này sẽ giúp gia chủ trấn át vận khí xấu.

Những người làm sếp lớn, làm lãnh đạo thường đặt tượng Quan Công sau lưng ở nơi làm việc. Bởi những người làm to dễ gặp phải người đố kỵ, hãm hại sau lưng. Khi đặt tượng Quan Công như vậy, họ sẽ nhận được sự bảo vệ mạnh mẽ để chống lại những thế lực đối địch. 

Vị trí đặt tượng thờ Quan Công

Tượng Quan Công nên đặt tại những vị trí trang trọng trong nhà

Cách thờ tượng Quan Công

Cách thờ tượng Quan Công tại gia cũng không quá phức tạp, chủ yếu nằm ở tấm lòng thành tâm của gia chủ. Dưới đây là một số bước thực hiện mà gia chủ nên tham khảo:

  • Khai quang điểm nhãn tượng khi mang về: Khi thỉnh tượng về tại gia, gia chủ phải khai quang điểm nhãn cho tượng Quan Công. Điều này cũng tương tự như những bức tượng phong thủy khác, chỉ khai quang xong mới linh nghiệm, nếu không thì cũng chỉ như một pho tượng trang trí. 

  • Ngày cúng Quan Công: Mọi người thường cúng Quan Công vào ngày 24/6 Âm lịch, tức ngày vía Quan Thánh Đế Quân. Gia chủ có thể sắm lễ vật đơn giản để cúng vía Quan Công tại gia hoặc có thể đi đền Quan Thánh. 

  • Lễ vật và thắp hương thờ Quan Công: Lễ vật thờ cúng Quan Công bao gồm hoa quả, trà rượu, bánh kẹo,... Khi thắp hương, gia chủ phải thực hiện với tấm lòng thành tâm và kính cẩn. 

Cách thờ tượng Quan Công tại gia

Phải khai quang điểm nhãn khi thỉnh tượng Quan Công về tại gia

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách thờ chung bàn thờ Phật và gia tiên chuẩn nhất

Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi có nên thờ chung Quan Công và Quan Âm không, thờ Quan Công như thế nào là chuẩn. Hy vọng qua bài viết này, quý khách đã có cái nhìn rõ ràng nhất về vấn đề này và hãy tiếp tục ủng hộ Hiền Thủy trong thời gian tới nhé!

Đang xem: Có nên thờ Quan Công chung với Quan Âm không? Giải đáp A-Z

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng